Tủ điều khiển
Tủ điều khiển là tủ dùng để điều khiển bơm hay động cơ chạy theo yêu cầu của người sử dụng.Tủ điều khiển động có chức năng điều khiển, và bảo vệ các phụ tải trong trường hợp bị mất pha, ngắn mạch, quá tải. Khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm,
-
Mô tả
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất luôn tự cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường khốc liệt. Để đáp ứng nhu cầu đó, tủ điều khiển là một trong những giải pháp tự động hoá mà Công ty cổ phần tự động hoá và năng lương NFV đưa ra. Nó có thể coi là bộ não của một hệ thống máy móc tự động hóa. Tủ được thiết kế và lắp ráp với tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cao giúp đơn giản hóa tối đa cho việc vận hành thiết bị.
1.Khái niệm
Tủ điều khiển là tủ dùng để điều khiển bơm hay động cơ chạy theo yêu cầu của người sử dụng.Tủ điều khiển động có chức năng điều khiển, và bảo vệ các phụ tải trong trường hợp bị mất pha, ngắn mạch, quá tải. Khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm, …
Tủ điều khiển bao gồm nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau. Từ tủ điện điều khiển cao cấp đến tủ điện phân phối, tủ bù hạ thế, tủ chuyển đổi nguồn ATS, tủ tụ bù, tủ điều khiển động cơ khởi động mềm, tủ điều khiển động cơ khởi động sao/tam giác…
Dù có nhiều loại tủ điều khiển khác nhau từ kích cỡ, hình dạng và chức năng nhưng có điểm chung là vỏ tủ được thiết kế cách điện một cách cẩn thận, an toàn cho doanh nghiệp nói chung và các kĩ sư vận hành nói riêng.
2. Phân loại theo chức năng các loại tủ điện điều khiển
- Tủ đều khiển động cơ khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác. (Điều khiển tải Bơm, quạt, Balăng tời, trạm trộn bê tông, máy nghiền, máy cắt…)
- Tủ điều khiển động cơ sử dụng biến tần, khởi động mềm. (Sử dụng cho các tải công xuất lớn, tải cần thay đổi tốc độ, lưu lượng, Băng tải sản xuất…)
- Tủ điều khiển hệ thống bằng PLC. (Sử dụng cho hệ thống điện thông minh và mức độ vận hành cần độ chính xác cao và điều khiển theo chu trình.)
- Tủ điều khiển cảm biến nhiệt độ, áp suất, và cài đặt thời gian. (Sử dụng trong điều khiển quạt thông gió, hút mùi, quạt nồi hơi, phòng sấy, quạt tăng áp và hút gió hành lang, quạt thông gió tầng hầm…)
- Tủ điều khiển hệ thống điện tòa nhà thông minh, hệ thống đèn vườn, đài phun nước, đèn trang trí và chiếu sáng cầu đường.
Tất cả đều được thiết kế và lắp ráp với tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cao giúp đơn giản hóa tối đa việc vận hành thiết bị.
3. Quy trình thiết kế và chế tạo tủ điều khiển
Quy trình tiêu chuẩn gồm 5 bước:
Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết
Khi tính toán, cần cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế. Không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết vì sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.
Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động
Tủ điện cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.
Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.
Bước 3: Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ
Bước tiếp theo là lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị trong đó.
Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ
– Việc sắp xếp thiết bị nên phân thành từng nhóm như sau:
– Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
– Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
– Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
– Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào/ ra tủ điện
Bước 5: Đấu dây dẫn điện
– Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
– Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
– Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
– Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
– Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn
* Chú ý
Sau khi tiến hành đấu nối dây điện cho tủ điện xong thì các bạn nên kiểm tra lại thật kỹ lưỡng hệ thống trước khi cho nguồn điện vào để tủ có thể hoạt động. Nên chạy không tải trước nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào trong tủ điện.
Quá trình sản xuất và chế tạo được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt. Bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.
4. Những lưu ý khi lắp đặt và dùng tủ điện điều khiển.
- Khi mua các loại tủ điện điều khiển cần xem rõ nguồn gốc. Nên lựa chọn các hãng có thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới, đảm bảo và chất lượng, tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Điều này đặc biệt nghiêm trọng không chỉ hiệu quả sử dụng mà còn an toàn tính mạng cho người tiêu dùng. Mặc dù khi đặt tủ điện công nghiệp mọi người vẫn chú trọng tới các vật liệu cách điện, vỏ tủ được tráng kẽm, cách điện cẩn thận những mỗi người vẫn nên có sự đề phòng, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nhìn chung, khi thi công tủ điện điều khiển nói riêng hay hệ thống điện nói chung cách tốt nhất để can thiệp vào tủ điện là ngắt dòng điện trước khi mở tủ nếu có thể. Khi mở cánh cửa tủ, kiểm tra trực quan và mùi của cách điện bị cháy một cách kỹ càng. Rút bỏ dây điện của tủ điện điều khiển, kiểm tra để xác định thành phần và các đầu nối, áp dụng cho tất cả các loại tủ điều khiển. Một sơ xuất khi sử dụng rất nhỏ thôi cũng có thể gây tác hại không thể ngờ đến. Đặc biệt đối với việc lắp đặt tủ điện công nghiệp ở những tòa chung cư, nơi có số người dân sinh sống đông, những khu công nghiệp, nhà máy, nhà hàng hay các trụ sở làm việc cũng lắp tủ điện.
- Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm cho việc vận hành tủ điện điều khiển cần trang bị đủ kiến thức cho mình, không mơ hồ, thường là những người có kinh nghiệm mới có thể hiểu rõ các chức năng đó. Vì vậy để có thể yên tâm nên có sự chọn lựa người có kinh nghiệm chịu trách nhiệm cho việc sử dụng tủ. Việc làm này có thể tránh được những nguy cơ lớn.
Lợi ích của giải pháp tủ điện/ tủ điều khiển tại CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ NĂNG LƯỢNG NFV
Tủ điều khiển có chức năng điều khiển và bảo vệ các phụ tải trong trường hợp bị mất pha, ngắn mạch, quá tải, khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ.
Tủ điều khiển có thể áp dụng vào hệ thống làm mát điều hòa, tủ làm mát, các hệ thống cung cấp điện động lực, chiếu sáng, các công trình điện…
Tủ điều khiển được thiết kế một cách cẩn thận và an toàn cho người sử dụng.
Tủ điện còn được thiết kế theo nhu cầu của khách hàng đặt ra.
Sản phẩm điều khiển động cơ trực tiếp, điều khiển bơm, quạt.
Sử dụng động cơ biến tần, khởi động mềm sử dụng cho các loại công suất lớn, tải cần thay đổi tốc độ, lưu lượng, băng tải sản xuất.
Tủ điện cảm biến nhiệt độ, áp suất và cài đặt thời gian: sử dụng cho điều khiển quạt thông gió, hút mùi, quạt nồi hơi, phòng sấy…
Giải pháp tủ điều khiển cho hệ thống nhà thông minh, hệ thống đèn vườn, đèn đường và đèn trang trí.
Với hệ thống điều khiển thông minh và tính năng an toàn tối ưu có thể bảo vệ bất cứ sự cố nào xảy ra, tín hiệu đến máy tính điều khiển sẽ được báo động.
Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Những Giải Pháp Tự Động Hóa Tại CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ NĂNG LƯỢNG NFV ?
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất luôn tự cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường khốc liệt.
Chính vì vậy, công ty đã có những bước phát triển không ngừng nghỉ trong lĩnh vực phân phối thiết bị điện công nghiệp, sản xuất tủ bảng điện, thi công lắp đặt các hệ thống máy móc tự động hóa hiện đại. Với phương châm: cung cấp hàng chính hãng, giá cả cạnh tranh, dịch vụ kỹ thuật chất lượng, bảo hành chu đáo. Chúng tôi luôn hướng tới vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị điện, các giải pháp dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng liên quan đến việc truyền tải, phân phối, bảo vệ, điều khiển tự động hóa hệ thống dây chuyền
Cùng với đó là đội ngũ nhân viên là những kỹ sư giàu kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng đã phát triển cũng như triển khai nhiều sản phẩm tủ điện điều khiển.
Các sản phẩm, giải pháp tại công ty đều có chế độ bảo hành sau khi lắp đặt nghiệm thu tại nhà máy của khách hàng.
Duy trì sự chuyên nghiệp trong mỗi bộ phận để cam kết mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.