Tủ điện hệ thống PCCC
Tủ điện hệ thống phòng cháy chữa cháy.
-
Mô tả
Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực, địa điểm. Những nơi kinh doanh, trường học, bệnh viện hay thậm chí là trong từng hộ gia đình đều nên đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nếu chúng ta không có sự chuẩn bị ngăn chặn cẩn thận từ trước. Từ đó, tủ điện hệ thống phòng cháy chữa cháy đã ra đời góp phần vào việc cảnh báo và chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.
1. Khái niệm.
Tủ điện hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) hay còn gọi là tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy. Thường được sử dụng nhiều trong hệ thống PCCC. Nó đảm bảo sự an toàn cũng như hiệu quả trong suốt quá trình vận hành máy bơm nước dập lửa khi sử cố xảy ra.
2. Cấu tạo.
Tủ điện hệ thống PCCC có các bộ phận chính:
- Hệ thống đầu phun, đường ống dẫn nước chữa cháy
- Trung tâm điều khiển ( trong đó tủ điều khiển là nhân tố quyết định chính )
- Máy bơm: Bơm điện, Bơm bù áp, Bơm Diesel (dự phòng)
- Hệ thống van và các cảm biến áp suất, dòng chảy
- Máy Pump chữa cháy.
3. Đặc điểm chính của tủ phòng cháy chữa cháy.
Tủ điện hệ thống PCCC là tủ điều khiển dùng để cảnh báo và chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra. Một hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những nhân tố chính sau:
Chế độ tự động (AUTO)
Thông qua hệ thống cảm biến, Tủ điều khiển PCCC luôn tự động (Auto) duy trì áp lực trong đường ống trong ngưỡng cài đặt (ngưỡng trên – 8k và ngưỡng dưới – 4k, tùy chỉnh theo yêu cầu).
- Bình thường có điện: Nếu áp lực nhỏ hơn 8k thì bơm bù áp ưu tiên chạy, nếu vượt 8k thì tự động dừng.
- Trong trường hợp bơm bù áp chạy mà không đạt 8k, khi đó áp lực mặc nhiên giảm dần xuống dưới 4k thì bơm điện sẽ tự động chạy đến khi vượt 7.5k thì bơm điện tự dừng. Lúc này bơm bù áp sẽ chạy trở lại để áp lực đạt 8k đồng thời sẽ tự dừng.
- Khi mất điện nếu áp lực trong đường ống nhỏ hơn 4k thì bơm Diesel sẽ chạy, đến khi vượt 8k sẽ tự động dừng.
Chế độ bằng tay (MAN)
Ngoài ra, tủ điều khiển còn có chế độ hoạt động bằng tay (Man) để điều khiển on/off thông qua các nút nhấn và chuyển mạch cho từng bơm.
Với sự phát triển của máy phát điện và vì giá thành của bơm diesel rất cao nên các đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống PCCC thường sử dụng 2 bơm điện (thay cho 1 bơm điện cùng 1 bơm diesel) và chạy bằng máy phát điện khi cháy trong tình trạng mất điện.
Hiện tại thì cấu hình 2 bơm điện thường được sử dụng nhiều hơn vì các lí do:
- Bơm Diesel có giá thành cao hơn bơm điện, việc bảo trì tốn chi phí hơn.
- Phải bố trí mạch sạc điện acquy tránh tình trạng khi xảy ra sự cố cháy mà bơm.
- Diesel không hoạt động sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế.
- Các dự án đều có máy phát điện dự phòng nên sẽ bỏ bơm Diesel để dùng 02 bơm điện.
Trong tủ điều khiển có lắp thiết bị bảo vệ phase, bảo vệ dòng, bảo vệ quá nhiệt cho Bơm, có xuất tín hiệu để cắt ACB/MCCB tổng tủ MSB khi có sự cố cháy xảy ra nhằm cô lập hoàn toàn hệ thống.
4. Quy trình vận hành của tủ điện hệ thống PCCC.
Tủ điện hệ thống PCCC được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể. – Đầu tiên, tủ sẽ tự động vận hành bơm bù áp nếu như hệ thống phòng cháy chữa cháy bị rò rỉ nước.
– Thứ hai, khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động vận hành bơm điện.
– Thứ ba, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết mỗi khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa, mất điện.
– Cuối cùng, tủ điện này có cơ chế tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy hiện tại cho người sử dụng
5. Ứng dụng.
Bất kì công trình nào dù là công nghiệp hay dân dụng đều cần phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Vậy nên tủ điện PCCC là tủ điện không thể thiếu trong các công trình công nghiệp như tại các nhà máy xí nghiệp, xưởng sản xuất…. Hay tại các công trình dân dụng như các tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viên, trung tâm thương mại…
6. Thông số kỹ thuật.
Tiêu chuẩn: IEC/EN 61439-1
Điện áp định mức: 0,4kV/0,2kV
Tần số định mức: 50Hz/60Hz
Dòng điện thông dụng: 20A-1200A
Vỏ: Tôn tấm nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn công nghiệp JIS G3302 (Nhật Bản), En10142 (Châu Âu) và ASTM A653/A653-08 (Mỹ)
Lớp phủ bề mặt: Sơn tĩnh điện màu đỏ hoặc các màu khác nếu khách hàng yêu cầu.