1. Tự động hoá là gì
Tự động hoá trong công nghiệp ( Automation Industry ) được hiểu là việc ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động, như máy tính, các loại robot công nghiệp ( cánh tay robot, robot cộng tác ) để điều khiển các loại máy móc, cũng như vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, con người không phải tham gia hoặc tham gia rất ít vào quá trình sản xuất.
Ví dụ của tự động hóa trong đời sống và sản xuất:
– Xe tự hành, xe ô tô không người lái…
– Hệ thống vận hành nồi hơi, lò xử lý nhiệt…
– Hệ thống điều khiển cánh tay robot tự động
– Hệ thống tự động quy trình làm việc của máy dán nhãn
– Tự động hóa quy trình trong các nhà máy
– Chuyển đổi trên mạng điện thoại
– Ứng dụng hệ thống lái xe tự động cho dòng xe ô tô cao cấp
2. Thành phần và phân loại hệ thống tự động hoá
Thành phần:
Hệ thống tự động hóa bao gồm một thiết bị có khả năng nhận đầu vào (cảm biến, giao diện người-máy, v.v.), hệ thống tính toán (bộ xử lý) và người thao tác thực hiện công việc thực tế (cơ cấu chấp hành). Phần quan trọng nhất trong ba phần này là hệ thống tính toán hoặc điều khiển. Nó có thể được chia thành hai loại: điều khiển vòng hở và vòng kín (phản hồi).
Phân loại:
Tự động hóa và điều khiển về cơ bản được chia làm 2 loại: tự động và bán tự động
Bán tự động: Là quy trình làm việc bao gồm cả sức người và sức máy. Nếu muốn hệ thống bán tự động hoạt động thì cần đến sự trợ giúp của con người.
Tự động: Là quy trình làm việc sử dụng lao động máy móc và không cần đến sự can thiệp của con người. Chúng ta chỉ là người thiết lập quy trình, còn lại máy móc sẽ tự động giải quyết công việc với độ chính xác cao.
3. Tác dụng của tự động hoá
Tự động hóa được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến công nghiệp sản xuất.
Tăng năng suất sản xuất
Với tự động hóa, máy móc có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ mà không cần phải nghỉ ngơi như con người. Không chỉ vậy, so với hoạt động thủ công, tự động hóa có dây chuyền tự động vận hành với vận tốc nhanh hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy, nó cải thiện năng suất làm việc rõ rệt. Đây là lý do chính mà các doanh nghiệp, nhà máy hiện nay đều ứng dụng tự động hóa vào hệ thống sản xuất của mình.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trước khi vận hành, các thiết bị tự động hóa đều được lập trình trước, mọi thông số về sản phẩm đều được cung cấp. Vì vậy, trong quá trình sản xuất và thành phẩm đều đạt chất lượng tốt, ít có lỗi xảy ra. Ngoài ra, hệ thống máy làm việc đồng nhất còn mang đến nguồn sản phẩm có độ đồng đều cao nhất. Những sai sót được giảm thiểu tối đa sẽ giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn. Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về sản xuất, chi phí về sửa lỗi sản phẩm hay chi phí đền bù…
Giảm chi phí nhân công
Sự tham gia của máy móc với vận tốc làm việc năng suất sẽ làm giảm sự tham gia của con người. Đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhân công. Từ đó, có chi phí nâng cấp chất lượng sản phẩm, máy móc. Bên cạnh đó, trong quy trình sản xuất có nhiều công đoạn nguy hiểm đối với con người. Công nghệ tự động hóa khi này sẽ thay thế, đảm bảo an toàn lao động các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, khi máy móc đảm nhiệm những công việc khó, nguy hiểm, nguồn nhân công sẽ được điều chỉnh sang những vị trí chủ động. Ở đây họ được tiếp cận với công nghệ, được học cách điều khiển máy móc, nâng cao trình độ.
Mang đến sự linh hoạt trong sản xuất
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn, dây chuyền khác nhau. Khi con người làm việc, chỉ cần một bộ phận xảy ra vấn đề thì cả quy trình sản xuất có thể phải ngưng đọng lại. Điều này mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, từ khi có tự động hóa, vấn đề này đã dần được khắc phục.
Khi có vấn đề xảy ra, bạn chỉ cần lập trình lại là hệ thống có thể hoạt động trở lại bình thường. Độ tùy biến cao của công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất.
Nâng cao vị thế cạnh tranh
Một trong những lợi ích tuyệt vời của tự động hóa đó chính là giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đứng trên cương vị là người tiêu dùng, bạn đương nhiên sẽ lựa chọn sản phẩm chất lượng có giá thành rẻ hơn.
Một cơ sở sản xuất khi ứng dụng tự động hóa có thể tăng năng suất, giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sửa lỗi và chi phí nhân công, từ đó, giá thành sản phẩm giảm, thu hút được khách hàng. Nếu ứng dụng một cách hiệu quả tự động hóa, doanh nghiệp có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.