Trong các công trình xây dựng, thi công cơ điện. Hệ thống điện có thể chiếm tới 30- 50% tổng khối lượng công việc. Có nhiều dự án phần điện có thể lớn hơn lên tới 80%. Trong các công trình hệ thống điện thường được chia làm 2 phần: điện nặng và điện nhẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về quy trình thiết kế cơ điện của Công ty cổ phần tự động hoá và năng lượng NFV.
1. Tại sao cần thiết kế cơ điện trước khi thi công?
Trong một công trình xây dựng có rất nhiều hạng mục, ví dụ: kiến trúc, kết cấu, nội thất, cơ điện … Các hạng mục này là không thể tách rời trong một công trình xây dựng.
Nhiều người cho rằng, chỉ cần vặn vòi nước là có nước, bật công tắc là có điện, nên xem nhẹ việc thiết kế hệ thống cơ điện. Tuy nhiên, để có một hệ thống cơ điện đúng kỹ thuật, vận hành hợp lý, khoa học và tiết kiệm cần có hệ thống thiết kế cơ điện hoàn chỉnh.
Ngoài ra, hệ thống cơ điện còn liên quan mật thiết tới kiến trúc, kết cấu, nội thất, phong thủy… của các công trình xây dựng, nên việc thiết kế là không thể xem nhẹ.
Hồ sơ thiết kế cũng giống như là một bản cam kết giữa các bên đảm bảo tiến hành đúng như bản vẽ các bên đã thống nhất.
2. Tìm hiểu hệ thống trong công trình
Các hệ thống điện dưới đây nên sử dụng thiết kế cơ điện để hoàn thành
Hệ thống điện nặng:
Trạm biến áp – Tụ bù công suất.
ATS – Máy phát điện – UPS
Trunking – Tray cable – Ladder cable
Tủ điện động lực – Điều khiển
Dây điện – CB – Contactor
Máy bơm nước – Ống nước
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chống sét
Hệ thống điện nhẹ:
Hệ thống hạ tầng viễn thông tòa nhà
Hệ thống cáp mạng máy tính, cáp điện thoại, tổng đài điện thoại
Hệ thống truyền hình trung tâm CATV
Hệ thống camera an ninh CCTV
Hệ thống điện thoại gọi cửa – Đóng mở khóa bằng thẻ từ
Hệ thống phát thanhh công cộng
Hệ thống kiểm soát xe ra vào
Hệ thống quản lí tòa nhà
…..
3. Quy trình thiết kế cơ điện của NFV
Bước 1: Tiếp nhận dự án, tìm hiểu về thông tin dự án, lên các giải pháp thiết kế cho dự án.
Bước 2: Lên danh sách các câu hỏi để làm việc với chủ đầu tư, cập nhật các yêu cầu của bên đối tác
Công ty tự động hoá NFV sẽ chịu trách nhiệm tính toán theo tiêu chuẩn dựa trên công năng sử dụng công trình và tổng diện tích, phân vùng từng khu vực theo bản vẽ kiến trúc.
Ví dụ :
– Tính toán và thiết kế hệ thống ổ cắm.
– Tính toán phụ tải.
– Tính toán máy phát điện, máy biến áp.
– Tính toán dây dẫn và thiết bị đóng cắt.
– Tính toán và thiết kế tụ bù, tủ bù trong quy trình thiết kế điện.
– Tính toán và thiết kế nối đất.
– Tính toán và thiết kế chống sét.
– Thống kê vật tư và thiết bị.
Bước 3: Lên bản vẽ thiết kế cơ điện.
Cam kết bản vẽ gửi đến tối tác là bản vẽ tối ưu và hoàn hảo nhất, đáp ứng đủ các yêu cầu và đạt chất lượng tốt nhất.
Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ chuyển cho bên đối tác, từ đó đi tới thống nhất cuối cùng để được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh.
Có rất nhiều bước tính toán, thiết kế mà kỹ sư thiết kế không thể bỏ qua trong quy trình thiết kế điện bởi mỗi bước tính toán đều vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, đối với một người thiết kế chuyên nghiệp thì bước 2 (tức bước lên danh sách các câu hỏi để làm việc với Chủ đầu tư, cập nhật các yêu cầu của Chủ đầu tư) là rất quan trọng. Vì nó giúp người thiết kế hạn chế tối đa việc bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn….
Các chủ đầu tư Việt Nam thường rất hay thay đổi về phương án kiến trúc, kết cấu cũng như cơ điện. Mỗi lần thay đổi của chủ đầu tư dù là rất nhỏ song người thiết kế phải xử lý thiết kế mất rất nhiều thời gian mà chi phí thiết kế hầu như không thay thay đổi. Việc trao đổi thông tin thường xuyên với Chủ đầu tư để nắm bắt ý kiến và có những điều chỉnh phù hợp là việc mà kỹ sư thiết kế nên lưu ý.