1. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TỦ ĐIỆN
1.1. Khái quát:
Tủ điện được thiết kế modun hóa. Mỗi loại tủ được thiết kế theo chức năng riêng biệt. Độ cao của từng loại tủ được chuẩn hóa. Với sự chuẩn hóa nên tủ điện rất dễ dàng cho các nhà tư vấn, chủ đầu tư và các nhà thầu chọn lựa và sử dụng bằng cách lắp ghép các ngăn tủ này với nhau cũng như rất dễ dàng cho việc vận hành và kết nối mở rộng.
1.2. Phân loại
a) Phân loại theo loại vỏ tủ
Tuỳ theo cấu tạo vỏ tủ , thường có hai loại chính :
+ Tủ dạng hộp :
Vỏ tủ làm bằng các tấm tôn được nhấn vuông và hàn lại hoặc nối bu lông.
Các kiểu tủ dạng hộp gồm :
-
- Kiểu treo tường (kiểu a)
- Kiểu âm tường (kiểu b)
- Kiểu đặt đứng trong nhà (kiểu c)
- Kiểu đặt đứng ngoài trời (kiểu d)
Hình 1.1: Các kiểu tủ hộp.
+ Tủ ghép ( tủ có khung ) :
Vỏ tủ gồm một hay nhiều mô-đun ghép lại.
Mỗi mô-đun gồm xương tủ bằng các thanh sắt góc được hàn lại hoặc nối bu lông và các vách tủ bằng các tấm tôn phẳng tháo lắp được (hình 2.2)
Hình 1.2: Cấu tạo tủ ghép.
Các kiểu tủ ghép:
- kiểu trong nhà ( kiểu a)
- kiểu ngoài trời (kiểu b)
a b
Hình 1.3: Các dạng tủ ghép.
b) Phân Loại theo Vách Ngăn ( Form – IEC4391 )
Tùy theo vách ngăn giữa ba bộ phận : Thiết bị đóng cắt (I), Thanh cái (B) và Đầu ra dây (O), mà tủ có 04 dạng ( form ) chính
+ Dạng – 1 (form-1) : Không có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O
+ Dạng – 2 (form-2) : Có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O.
+ Dạng – 3 (form-3) : Như dạng – 2 và có thêm vách ngăn giữa các thiết bị đóng cắt ( I1, I2, I3,…).
+ Dạng – 4 (form-4) : Như dạng – 3 và có thêm vách ngăn giữa các đầu ra dây (O1, O2, O3,…).
Hình 1.4: Dạng tủ theo vách ngăn
c) Phân loại theo cấp bảo vệ
Cấp bảo vệ IP
Cấp bảo vệ – IP
IP code – IEC 529 |
||||
IP xy ( x: là số thứ nhất, y: là số thứ 2) | ||||
SỐ THỨ NHẤT – x | SỐ THỨ HAI – y | |||
Số | Chống xâm nhập của chất rắn | Chống tiếp xúc với phần có điện bằng | Số | Chống xâm nhập của nước có hại |
0 | Không được bảo vệ | Không được bảo vệ | 0 | Không được bảo vệ |
1 | Đường kính > 50 mm | Tay | 1 | Giọt đứng |
2 | Đường kính > 12.5 mm | Tay | 2 | Giọt 15o nghiêng |
3 | Đường kính > 2.5 mm | Ngón tay | 3 | Bụi nước |
4 | Đường kính > 1 mm | Dụng cụ | 4 | Bắn nước |
5 | Bảo vệ bụi bẩn | Dây | 5 | Vòi phun |
6 | Bảo vệ chống bụi một cách an toán | Dây | 6 | Phun mạnh |
7 | Ngâm tạm thời | |||
8 | Ngâm liên tục |
Bảng 1.1
d) Phân loại theo công dụng
Theo công dụng, tủ điện có các loại sau đây:
- Tủ phân phối tổng- tủ điện chính (MSB).
Hình 1.5: Tủ phân phối tổng
- Tủ Điện Phân Phối Nhánh (DP).
Hình 1.6: Tủ phân phối nhánh
- Tủ Đảo Nguồn- tủ chuyển mạch (ATS,MTS).
Hình 1.7: Tủ chuyển mạch
- Tủ Bù Công Suất Phản Kháng – tủ bù.
Hình 1.8: Tụ bù công suất
- Tủ Điều Khiển (Control Panel).
Hình 1.9: Tủ điều khiển
- Tủ Đo Lường (Meter Panel).
Hình 1.10: Tủ đo lường
2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LÀM TỦ ĐIỆN
- Xác định yêu cầu: trong bước này công ty sẽ cử kĩ sư kinh doanh cùng kĩ thuật hỗ trợ khảo sát tìm hiểu những nhu cầu loại tủ khách hàng cần. Trao đổi về phương án xử dụng, khả năng mở rộng, vị trí lắp đặt, vận chuyển….
- Nên phương án nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống điện đơn vị khách hàng chọn lựa, tư vấn những giải pháp tối ưu nhất phù hợp về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai mở rộng. Một phần không thể thiếu đó là tiết kiệm chi phí mua sắm cũng như vận hành và bảo trì sau này.
- Thiết kế mạch nguyên lý bóc tách khối lượng, chọn lựa thiết bị và báo giá theo phương án thống nhất.
- Tiến hành kí kết hợp đồng, chuyển sang giai đoạn làm tủ điện.
- Kiểm tra nguội chất lượng, mức độ an toàn.
- Vận chuyển và lắp đặt tủ điện.
- Kiểm tra vận hành và hiệu chỉnh theo thực tế nếu cần.
Tiến hành bàn giao và hướng dẫn vận hành